Học sinh lớp 2 sẽ chỉ cho bạn bí quyết tìm nước trên đảo hoang!

Các bạn học sinh lớp 2 học cách đo nồng độ muối - và cách sinh tồn trên một hòn đảo hoang!

Trong Chương trình Khoa học Vật lý, các bạn học sinh lớp 2 tại Concordia đã tạo ra những thiết kế có thể giúp con người tồn tại trên một hòn đảo hoang.

Các lớp học đã tới thăm thầy Stapley tại phòng thí nghiệm khoa học của khối Trung học để tự tay chế tạo các thiết bị đo độ mặn đơn giản - một công cụ giúp đo nồng độ muối trong nước - và sử dụng chúng để xác định nguồn nước nào là phù hợp để uống.

Trước tiên, các bạn học sinh đã được tìm hiểu về khái niệm mật độ và việc nước mặn có mật độ khác với nước ngọt như thế nào. Sau đó, các bạn đã tự chế tạo những thiết bị đo độ mặn đơn giản từ ống hút và đất sét và hiệu chỉnh chúng bằng nước uống có sẵn.

Để làm được điều này, các học sinh gắn viên đất sét vào đáy ống hút và thả vào nước uống để xem liệu nó có nổi hay không. Nếu không nổi, các bạn sẽ điều chỉnh lượng đất sét gắn trên ống hút cho đến khi kết cấu của ống hút và viên đất có thể nổi và đứng thẳng trên mặt nước. Tiếp đó học sinh đánh dấu trên ống hút tại điểm mà ống hút tiếp xúc với mực nước.

"Con thấy rất thú vị... Con không ngờ rằng nó sẽ nổi," Chaelin nói.
"Làm sao ống hút có thể nổi khi có nhiều đất sét như thế trên đó ạ?" YoonSeo đặt câu hỏi.

Sau khi thiết bị đo độ mặn được hiệu chỉnh, các bạn học sinh đã sẵn sàng thử nghiệm các mẫu nước để xác định xem mẫu nào có hàm lượng muối cao và mẫu nào phù hợp để uống. Khi học sinh thả thiết bị đo mặn vào từng mẫu, mẫu nước nơi vạch đánh dấu gặp mực nước là nước uống được, còn mẫu nước nơi vạch đánh dấu cao hơn mực nước là nước quá mặn.

Như vậy, các bạn học sinh có thể quyết định sẽ mang theo mẫu nước màu đỏ hay màu xanh, cũng như thảo luận cách mình biết nước nào là tốt nhất để đưa vào bình dùng trên thuyền cứu sinh.

"Ban đầu con nghĩ nước mặn là màu đỏ, nhưng sau đó con đã nhận ra rằng phải là màu xanh vì ở đó ống hút nổi lên cao hơn, trong khi ở cốc nước màu đỏ thì ống hút nổi lên thấp hơn," Lina nói.
"Con không biết rằng có không khí bên trong ống hút," Minh nói.

Các thiết bị đo mặn rất dễ làm và sử dụng, nhưng cũng là một công cụ hữu hiệu giúp học sinh hiểu về các thuộc tính của nước trong thí nghiệm này - và giúp học sinh tiếp cận những yếu tố xung quanh theo phương pháp mới mang tính khoa học hơn.

Tìm hiểu thêm về Chương trình Tiểu học tại Concordia.
 

LATEST NEWS:

No post to display.